Đất nước nào phù hợp với bạn?

Giới thiệu chung về Đài Loan

Thông tin giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, ẩm thực xứ Đài giúp những người lần đầu tìm hiểu hòn đảo này có được cái nhìn tổng thể và khỏi bở ngỡ khi đặt chân lên đất nước Đài Loan. Đài Loan là một hòn đảo có hình chiếc lá nằm ở phía tây Thái Bình Dương giữa Nhật Bản và Philippines.
Đài Loan là một hòn đảo có hình chiếc lá nằm ở phía tây Thái Bình Dương giữa Nhật Bản và Philippines, cách Trung Quốc đại lục khoảng 160km, cách Nhật Bản hơn 1000km và Tp.HCM khoảng 2085km. Tên gọi Đài Loan được sử dụng lần đầu vào năm 1430 bởi đô đốc Trịnh Hòa (Cheng Ho) thời nhà Minh. Vào thế kỷ thứ 16 người Tây Ban Nha đặt chân lên vùng đất này đã gọi Đài Loan là "Ilha Formosa" có nghĩa "hòn đảo xinh đẹp".

Bản đồ đảo Đài Loan
Bản đồ đảo Đài Loan

Tên gọi chính thức Trung Hoa Dân Quốc
Tên tiếng Anh Republic of China (ROC)
Vị trí địa lý Phía đông châu Á, đông nam Trung Quốc đại lục, phía bắc Philippines
Thủ đô Đài Bắc (Taipei)
Diện tích (bao gồm các đảo) 36.193 km2 (tương đương với đất nước Hà Lan)
Chiều dài 395 km
Chiều rộng 144km
Đất nông nghiệp 7.998,3 km2
Đỉnh núi cao nhất Núi Ngọc Sơn (3.952 km)
Nhiệt độ trung bình 220C, tháng giêng: 180C, tháng 7: 290C
Dân số 23,49 triệu (tháng 03.2016)
Dân tộc Trên 95% là người gốc Hán; 2% thổ dân bản địa, 2% dân nhập cư mới
Chính phủ Dân chủ đa đảng
Thành phố trực thuộc trung ương Đài Bắc (Taipei), Tân Đài Bắc (New Taipei), Đào Viên (Taoyuan), Đài Trung (Taichung), Đài Nam (Tainan), Cao Hùng (Kaohsiung)
Ngôn ngữ Tiếng Hoa phồn thể, phương ngữ và các tiếng dân tộc
Tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo và các tôn giáo khác
Mã vùng điện thoại +886
Múi giờ GMT+ 8 (sớm hơn Việt Nam 1 giờ)
Tiền tệ Tân Đài tệ (Ký hiệu NT$ hoặc TWD)
Tỷ giá 1 NT$ ~ 757.00 đồng Việt Nam (tháng 6.2017)
Sân bay lớn Sân bay Quốc tế Đào Viên (Taiwan Taoyuan International Airport)
Sân bay Quốc tế Cao Hùng (Kaohsiung International Airport)

1 Địa lý


Đài Loan có diện tích 36.000km2, được chia thành ba khu gồm Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc là khu vực phát triển nhất và tập trung nhiều khu công nghiệp. Khu vực Đài Trung cũng có khu công nghiệp nhưng ít hơn. Đài Nam chủ yếu là vùng nông nghiệp. Đài Loan còn một số đảo nhỏ ở kế bên như: Lan Tư, Lục Đại, quần đảo Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ...

Về đơn vị hành chính, phần lãnh thổ Trung Quốc mà chính quyền Đài Loan quản lý được chia thành tỉnh Đài Loan, tỉnh Phúc Kiến, thành phố Đài Bắc, và thành phố Cao Hùng. Tỉnh Đài Loan lại được chia thành 18 huyện và 7 thành phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh Phúc Kiến được chia thành 2 huyện. Thành phố Đài Bắc được chia thành 12 khu. Thành phố Cao Hùng được chia thành 10 khu. Các huyện lại được chia thành thành phố trực thuộc huyện, trấn và hương. Hiện thành phố trực thuộc huyện của Đài Loan gồm có 32 đơn vị. Các thành phố trực thuộc huyện được chia thành các lý nhưng đây không hoàn toàn là một đơn vị hành chính thực thụ.

Đài Loan có 4 mùa: mùa xuân từ tháng 3 - 5, mùa hè từ tháng 6 - 8, mùa thu từ tháng 9 - 10, mùa đông từ tháng 11 - 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình ở Đài Loan là 220C.

2 Dân số


Đảo Đài Loan người đông đất ít. Tính đến cuối năm 2008, dân số Đài Loan là 23 triệu người, trung bình mỗi một kilômét vuông có 640 người. Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi giảm xuống còn 25,8%, tỷ lệ dân số từ 15-64 tuổi tăng lên đến 67,4%, và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng lên đến 6,8%.

Dân số Đài Loan rải rác không đồng đều ở các khu vực. Vùng núi có diện tích chiếm 1/3 tổng diện tích Đài Loan, có độ cao so với mặt biển trên 1000 mét, nhưng trung bình mỗi một kilômét vuông chỉ có hơn 20 người. Còn ở thành thị, mỗi một kilômét vuông có hơn 4800 người, nhất là ở thành phố Đài Băc, Cao Hùng, Đài Trung, Cơ Long, Tân Trúc, Gia Nghĩa, Đài Nam. Diện tích của 7 thành phố nói trên chỉ chiếm 2,9% tổng diện tích cả tỉnh, nhưng dân số chiếm 31% tổng dân số Đài Loan.

Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tôc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hồi, dân tộc Mèo, dân tộc Cao Sơn v.v. Trong đó dân số dân tộc Hán chiếm trên 97% tổng dân số. Cộng đồng dân tộc Hán chủ yếu gồm người miền nam Phúc Kiến và người Khách Gia. Phần lớn người miền nam Phúc Kiến có quê quán Thuyền Châu hoặc Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, và phần lớn người Khách Gia có quê quán Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng Đông.

Dân tộc Cao Sơn là dân tộc thiểu số có dân số nhiều nhất ở Đài Loan. Về nguồn gốc của dân tộc Cao Sơn, có nhiều giải thích khác nhau, nhưng ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ông cha của dân tộc Cao Sơn Đài Loan là từ đất liền Trung Quốc di chuyển tới Đài Loan. Dân tộc Cao Sơn sinh sống chủ yếu tại các vùng núi cao của Đài Loan. Cho tới nay, dân số của dân tộc Cao Sơn luôn duy trì tăng trưởng, tính đến năm 2001, dân tộc Cao Sơn đã có 415.000 người.

Văn Võ Miếu bên bờ hồ Nhật Nguyệt
Văn Võ Miếu (Wen Wu Temple) bên bờ hồ Nhật Nguyệt (Sun Moon Lake)

3 Văn hóa


Văn hóa Đài Loan là sự pha trộn của nhiều dòng văn hóa khác nhau. Đó là kết quả của quá trình giao thoa văn hóa cổ truyền Trung Hoa, văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng Khổng Tử và văn hóa Phương Tây. Đây là một nơi có nền văn hóa đa dạng. Nhìn chung văn hóa Đài Loan chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Những cư dân đến từ đại lục sau chiến tranh đặc biệt năm 1949 họ mang theo đạo Khổng và văn hóa Trung Hoa đến Đài Loan. Bảo tàng Cung điện Quốc gia tại Đài Bắc ngày nay còn lưu giữ hơn 650.000 hiện vật của người Trung Hoa cổ đại mang từ Tử Cấm Thành. Đến Đài Loan bạn sẽ bắt gặp nhiều đền chùa được trang trí hoa văn và những nhân vật truyền thống Trung Quốc.

3.1. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức được dùng tại Đài Loan là tiếng Phổ thông Trung Quốc (người Đài Loan gọi là Quốc Ngữ), tiếp theo đó là tiếng Mẫn Nam (tức tiếng Phúc Kiến), tiếng Hẹ (từ dùng chỉ người Khách gia Trung Quốc, còn gọi là Hakka, Hakas), và một bộ phận nhỏ nói tiếng Cao Sơn (tiếng bản địa, thứ tiếng của dân tộc thiểu số) do đại bộ phận người Đài Loan được di cư từ tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông sang.

Chợ đêm ở Keelung
Chợ đêm ở thành phố Cơ Long (Keelung)

3.2. Ẩm thực

Người Đài Loan sử dụng thực phẩm chủ yếu là cơm, cháo và mì sợi. Bửa ăn gồm có 2 món, món ăn chính và món ăn kèm. Những món ẩm thực nổi tiếng của Đài Loan như bánh Daifuku, bánh dứa lòng đỏ trức, bánh củ cải, bánh bolo, bánh bao áp chảo, mì bò, cơm thịt kho tàu, trứng đúc hàu, mì danzai, cá măng biển, mì hàu, trà sữa trân châu, mì lươn...

Trà (chè) được dùng phổ biến tại Đài Loan và phát triển thành văn hóa trà đạo. Ở đây có nhiều loại trà nổi tiếng như trà Ô Long, trà Bao Chủng, trà Thiết Quan Âm...

Xứ Đài được mệnh danh là kinh đô Phật giáo
Xứ Đài được mệnh danh là kinh đô Phật giáo


3.3. Tôn giáo

Người dân Đài Loan chủ yếu theo đạo Phật kết hợp Khổng giáo và Đạo giáo. Khoảng 3,9% dân số theo Thiên Chúa giáo, số còn lại theo các tôn giáo khác.

4 Giáo dục


Đài Loan có nền giáo dục đại học phát triển. Ở đây có hơn 160 trường đại học đào tạo các lĩnh vực khác nhau về nghiên cứu, giảng dạy và dạy nghề. tiếng Anh được sử dụng rộng rải đặc biệt trong môi trường học tập, người dân được đánh giá hiếu khách và thân thiện. Không có sự phân biệt sinh viên trong nước và sinh viên quốc tế.

Những trường đại học nổi tiếng của Đài Loan:

Tên trường Địa chỉ Danh tiếng
Đại học Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University) Thủ đô Đài Bắc (Taipei) Là trường đại học tốt nhất Đài Loan. Thuộc nhóm top 150 thế giới, top 20 châu Á.
Đại học Quốc gia Chiao Tung (National Chiao Tung University) TP. Tân Trúc (Hsinchu) Là trường đại học lâu đời nhất Đài Loan. Thuộc nhóm top 300 thế giới, top 40 châu Á.
Riêng khối Kỹ thuật: top 50 thế giới, top 1 Đài Loan (SJTU Ranking).
Đại học Quốc gia Cheng Kung (National Cheng Kung University) TP. Đài Nam (Tainan)
Đại học Quốc gia Thanh Hoa (National Tsing Hua University) TP. Tân Trúc (Hsinchu)

5 Kinh tế - khoa học kỹ thuật


Đài Loan phát triển kinh tế dựa trên ngành điện tử công nghệ cao, một trong những nước xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2015 Đài Loan trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 17 trên thế giới. Nhờ thành tựu phát triển kinh tế nổi bật trong những thập niên qua thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan đã gia tăng nhanh chóng. Năm 1962, Đài Loan có thu nhập bình quân đầu người là 170 đôla Mỹ nhưng năm 2015 thu nhập quốc dân đầu người đã lên tới 22.263 đôla Mỹ, tương đương những nước phát triển.

Các thương hiệu nổi tiếng thế giới của Đài Loan như:

  • HTC: Điện thoại di động
  • Acer: Máy tính
  • Asus: Máy tính, điện thoại di động
  • BenQ: Thiết bị điện tử
  • CyberLink: Phần mềm
  • D-Link: Thiết bị mạng
  • SYM: Xe gắn máy
  • Trend Micro: Phần mềm diệt virus
  • Transcend: Thiết bị máy tính, thẻ nhớ

Đăng ký tư vấn & nhận thông tin học bổng

Bạn muốn du học Đài Loan? Bạn còn nhiều băn khoăn cần giải đáp? Đăng ký thông tin của bạn bên dưới để nhận được tư vấn hữu ích của chúng tôi.

Đăng ký tư vấn ngay!

(Ở mục 4, chọn 'Quốc gia quan tâm du học' là 'Đài Loan')